Liên quan Tại_sao_tôi_không_phải_là_người_Kitô

Cùng quan điểm

Tiếp nối Russell, nhà triết học Úc John Leslie Mackie 1981 đã nêu ra các lý luận về sự tồn tại của thượng đế và sau khi phân tích tỉ mỉ đưa đến kết luận là không có lý do thích đáng để mà tin vào sự tồn tại của thượng đế Kitô.[3] Nhà văn Hoa Kỳ Philip Roth đã trích dẫn trong truyện Indignation (sự phẫn nộ) chi tiết về bài thuyết trình của Russell. Nhà sử gia về triết học Kurt Flasch cũng công bố 2013 sự phủ nhận đạo Kitô với cùng một tựa bài Warum ich kein Christ bin. Bericht und Argumentation (tại sao tôi không phải là người Kitô. Tường thuật và lý luận), tương tự như nhà văn Richard Carrier viết bằng tiếng Anh.

Đối nghịch

  • Hans Küng đối đáp bằng cuốn sách viết năm 1987 Why I am still a Christian (tại sao tôi vẫn là người Kitô). Küng cho là nếu đạo Kitô không còn tồn tại, những quan niệm về đạo đức có giá trị chung sẽ mất đi những ý nghĩa sâu xa. Küng nghi ngờ là, một nền đạo đức tuyệt đối có thể đặt cơ sở duy nhất vào lý trí.[4]
  • Triết gia William E. Connolly đã chỉ trích trong cuốn sách Why I Am Not a Secularist (tại sao tôi không phải là một người thế tục) nhiều khía cạnh khác nhau các lý luận của Russell.[5] Ông cho là Russell đã thử thay thế văn hóa trước giờ của phương Tây trong đời sống công cộng theo truyền thống Do Thái-Kitô, bằng một nền văn hóa khoa học thế tục. Connolly đại diện cho một quan niệm đa nguyên quá khích, không muốn thấy một quan điểm nhiều hay ít chuyên chế bị thay thế bởi một quan điểm khác.[5] Ông cho là, nên để nhiều triển vọng khác nhau tranh cãi lẫn nhau trong đời sống xã hội.[5] Ông chỉ trích những quan điểm thế tục như của Russell tuy coi trọng về đạo đức, nhưng vì thiếu hiểu biết hay có cái nhìn eo hẹp về công cộng và lý trí phá ngầm những mục đích mà họ đặt ra như tự do và sự đa dạng.[5]